Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Trạm y tế xã Bình Phú: Truyền thông chuyên đề Bệnh đái tháo đường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
20/07/2023

Căn cứ Công văn số 284/TTYTGCT-DS, ngày 16 tháng 02 năm 2023 của Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây về việc hướng dẫn hoạt động Câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

            Câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được thành lập và sinh hoạt thường xuyên để nâng cao nhận thức, tạo phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; góp phần chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

           Bác sĩ Hồ Trần Hữu Thọ thông tin, trình bày chuyên đề sinh hoạt, sau đó thảo luận, trao đổi thông tin, hỏi, đáp của tất cả người tham dự. Các băn khoăn, thắc mắc của người tham dự về chuyên môn sẽ được Bác sỹ giải đáp, hướng dẫn cụ thể.

Trong những năm gần đây, số bệnh nhân tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Việc trang b những hiểu biết về triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

          1/. Bệnh đái tháo đường là gì:

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần gây nên hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

2/. Triệu chứng:

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường thay đổi ít nhiều theo tuýp bệnh tiểu đường, đôi khi rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện bản thân mắc bệnh, mãi đến khi bệnh có những biến chứng mới bắt đầu thăm khám và được điều trị.

* Triệu chứng của thể tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình gồm:

Cảm thấy đói và mệt

Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều

Khô miệng, ngứa da

Sụt cân

* Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2

Ở thể tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng tiến triển âm thầm và phát triển trong nhiều năm, hầu hết bệnh nhân không gặp những triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường gồm:

Nhiễm trùng nấm men

Vết thương chậm lành

3/. Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường: chưa rõ ràng

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường type 2 gồm:

Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường.

Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ.

Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch

Tăng huyết áp.

Ít hoạt động thể lực

Thừa cân, béo phì.

Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói

Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

*Ý kiến người tham dự: tôi bị tiểu đường ăn ít cơm nhiều rau củ có tốt không? Có góp phần hạ đường huyết không?

BS Thọ trả lời:

Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường không nên kiêng hoàn ṭoàn việc ăn tinh bột và những loại món ăn liên quan. Thay vào đó bệnh nhân nên sử dụng tinh bột lành mạnh để đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hoạt động, đảm bảo sức khỏe nhưng vẫn hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Chính vì thế trong thời gian bị tiểu đường, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm thuộc nhóm đường bột dưới đây vào chế độ ăn uống:

Gạo còn vỏ cám

Đậu đỗ

Ngũ cốc nguyên hạt

Rau củ quả…

Một số loại củ thuộc nhóm đường bột như khoai lang cũng mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên khoai sắn và một số thực phẩm tương tự có thể cung cấp một lượng lớn tinh bột vào cơ thể. Chính vì thế nếu bạn thêm những loại này vào chế độ ăn uống thì cần phải cắt hoặc giảm cơm.

Chất xơ được xác định là một thành phần dinh dưỡng cần thiết và quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Chất xơ không hòa tan có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường và làm giảm lượng đường trong máu sau ăn.

Chất xơ được tìm thấy rất nhiều trong rau xanh và trái cây. Sự kết hợp của những thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, điều trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa phát sinh biến chứng của tiểu đường, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra rau xanh và một số loại trái cây giàu chất xơ được xác định là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhiều nước, rất phù hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Sau cuộc truyền thông người dân biết được tác hại của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh cho bản thân và gia đình.

                                                              Tác giả bài viết: Lê Thị yến Ngọc

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập:
-
Hôm nay:
-
Tuần hiện tại:
-
Tuần trước:
-
Tháng hiện tại:
-
Tháng trước:
-
Tổng lượt truy cập:
-